Thị giác Đánh lừa ở động vật

Hiệu ứng

Hiệu ứng
Hiệu ứng sọc vằn của ngựa vằn

Ngựa vằn có bộ lông sọc đen trắng là để đánh lừa thị giác các loài động vật săn mồi, nó làm hoa mắt đối phương, ngựa vằn châu Phi đã sử dụng các sọc trên bộ lông để làm lóa mắt những kẻ thù săn mồi. Các sọc trắng-đen xen kẽ trên bộ lông có tác dụng tạo ra ra ảo giác che giấu cử động của một con ngựa vằn và bảo vệ nó trước việc bị tấn công. Các sọc chạy theo hướng dễ nhận biết trên phần hông và các sọc chạy dọc hẹp hơn trên lưng và cổ của một con ngựa vằn đã tạo ra những tín hiệu chuyển động bất ngờ, gây nhầm lẫn cho các đối tượng quan sát, đặc biệt là trong một đàn ngựa vằn[3].

Ngựa vằn sống thành từng bầy lớn trên đồng cỏ và những vằn đen trắng so le nhau của ngựa vằn có nhiều tác dụng rất lớn trong việc ngụy trang khi hòa lẫn vào những đồng cỏ xavan rộng lớn hoặc khi đi cả đàn với nhau sẽ hòa thành 1 khối khổng lồ, gây hoang mang cho kẻ thù. Các sọc đen trắng này lại giúp ngựa vằn đánh lạc hướng các loài thú ăn thịt. Khi những con ngựa vằn đứng tập hợp lại với nhau, với số lượng các sọc đen trắng lớn có thể đánh lừa các loài ăn thịt khác. Giống như một dạng ảo ảnh quang học, khiến cho 10 con ngựa vằn đứng gần nhau trông giống như một khối khổng lồ để đánh lừa các loài ăn thịt và khiến chúng không dám tới gần.

Vằn sọc có thể giúp tránh gây nhầm lẫn với kẻ thù bằng hình thức ngụy trang chuyển động - một nhóm ngựa vằn đứng hoặc di chuyển gần nhau có thể xuất hiện thành một khối lượng lớn các sọc lập lòe, gây khó khăn hơn cho sư tử để chọn ra một mục tiêu.[6] Có gợi ý rằng khi di chuyển, vằn sọc có thể làm gây nhầm lẫn những kẻ quan sát, chẳng hạn như những kẻ thù động vật có vú và côn trùng cắn, bằng hai loại ảo ảnh: Hiệu ứng bánh xe ngựa, nơi nhận thức chuyển động bị đảo ngược, hoặc ảo ảnh barberpole, nơi nhận thức chuyển động bị sai hướng.[7][8]

Trong suốt quá trình tiến hóa, cũng như để ngụy trang, đánh lạc hướng kẻ thù, từ loài có một màu mà ngựa vằn đã tiến hóa để có thêm các sọc đen trắng. Các sọc đen trắng giúp ngựa vằn đánh lạc hướng các loài thú dữ khiến chúng không dám tới gần. Có thể nói, ngựa vằn châu Phi đã sử dụng các sọc trên bộ lông để làm lóa mắt những kẻ thù săn mồi, các sọc trắng đen xen kẽ trên bộ lông có tác dụng tạo ra ra ảo giác che giấu cử động của một con ngựa vằn và bảo vệ nó trước việc bị tấn công, các sọc trên bộ lông ngựa vằn không chỉ gây rối cho những động vật săn mồi lớn như sư tử, mà còn có ảnh hưởng đối với cả ruồi và sâu bọ.

Các thí nghiệm của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau cho thấy vằn sọc còn hiệu quả trong việc thu hút một số loài ruồi, bao gồm ruồi xê xê hút máu và ruồi trâu[9] Một thí nghiệm năm 2012 tại Hungary cho thấy những mô hình sọc ngựa vằn gần như ít hấp dẫn đối với ruồi trâu. Những con ruồi này bị thu hút bởi ánh sáng tuyến tính phân cực, và nghiên cứu chỉ ra những sọc đen và trắng đã phá vỡ hoa văn hấp dẫn. Hơn nữa, sự hấp dẫn còn tăng với sọc rộng, vì vậy những sọc tương đối hẹp của ba loài ngựa vằn sống trở nên kém hấp dẫn đối với đàn ruồi.[10][11]

Các sọc chạy theo hướng dễ nhận biết trên phần hông và các sọc chạy dọc hẹp hơn trên lưng và cổ của một con ngựa vằn đã tạo ra những tín hiệu chuyển động bất ngờ, gây nhầm lẫn cho các đối tượng quan sát, đặc biệt là trong một đàn ngựa vằn. Các sọc trên bộ lông ngựa vằn cũng tạo ra kiểu ảo giác này, giúp bảo vệ chúng trước sự dòm ngó của kẻ thù săn mồi và côn trùng gây hại, các sọc chéo rộng bên hông, đường kẻ sọc hẹp trên lưng và cổ ngựa vằn gây ra ảo giác cho người xem khi con vật di chuyển, đặc biệt trong một đàn ngựa vằn lớn. Điều này giúp đánh lạc hướng động vật ăn thịt, làm sai lệch quá trình tiếp cận của động vật ký sinh.

Khi những con ngựa vằn đứng tập hợp lại với nhau, với số lượng các sọc đen trắng lớn có thể đánh lừa các loài ăn thịt khác. Như một dạng ảo ảnh quang học, 10 con ngựa vằn đứng gần nhau trông giống như một khối khổng lồ. Sọc vằn có thể bảo vệ ngựa vằn trước nguy cơ bị các loài động vật ăn thịt tấn công, nhờ tạo ảo ảnh quang học[12] Những vạch đen trên da ngựa vằn khiến rất khó phân biệt từng cá thể làm kẻ thù khó tấn công, cụ thể là những sọc thẳng đứng có thể giúp ngựa vằn ẩn mình trong bụi cỏ bằng cách phá vỡ hình thể của nó. Ngoài ra, ngay cả ở khoảng cách vừa phải, sọc nổi bật còn kết hợp với màu xám hiện ngoài.

Biến hình

Biến hình
Một con thằn lằn đang thay đổi màu sắc từng phần (hình trên). Một con cá mực biến hình để ẩn vào nền cát đáy (hình dưới)

Sự thay đổi nhanh chóng của màu da là đặc biệt nổi bật nhất của tắc kè hoa, tắc kè hoa hoàn toàn có thể pha trộn với môi trường xung quanh bằng cách ngụy trang màu sắc của chúng. Việc thay đổi màu da của tắc kè hoa lại gây ra bởi sự thay đổi tâm trạng, nhiệt độ và cường độ của ánh sáng xung quanh. Một số loài tắc kè hoa có thể biến thành bất kỳ màu sắc nào. Nó là kết quả trong việc thay đổi màu sắc của da. Sự thay đổi này sẽ xảy ra chỉ trong vòng 16-20 giây. Nó cũng cho phép chúng hoàn toàn hòa nhập với môi trường xung quanh. Loài thằn lằn quỷ gai cũng có khả năng biến đổi màu sắc trên cơ thể. Trong thời tiết ấm áp, những con thằn lằn thường có màu vàng nhạt và đỏ, nhưng nó có thể nhanh chóng thay đổi màu sắc tối hơn trong thời tiết lạnh hoặc khi gặp kẻ thù. Chúng trải qua sự thay đổi màu sắc này hàng ngày[13]

Cá bơn có thể dễ dàng thay đổi màu sắc cơ thể phụ thuộc vào môi trường sống, thường được tìm thấy ở dạng màu nâu với những mảng khác nhau. Nó sẽ thay đổi khi họ di chuyển đến một môi trường sống mới, các con cá bơn có thể pha trộn với bất kỳ môi trường sống mới chỉ trong 5-8 giây. Khi một con cá bơn ở trong một môi trường sống mới, cơ thể của chúng sẽ sử dụng ánh sáng nhận được thông qua võng mạc để phát hiện màu sắc của bề mặt. Sau đó, cơ thể sẽ giải phóng các chất màu khác nhau để các tế bào trở thành màu sắc của môi trường sống mới.

Những con ếch cây Thái Bình Dương có đa dạng về màu sắc của da. Chúng tìm thấy với các màu sắc khác nhau như nâu, đỏ và xanh lá cây. Ngoài ra, ếc cây thái bình dương cũng có thể thay đổi màu sắc của chúng theo môi trường xung quanh. Sự thay đổi của màu sắc này sẽ xảy ra trong một vài phút, nó trở nên khó khăn để phát hiện những con ếch cây Thái Bình Dương bởi những kẻ săn mồi như rắn và chim. Bọ lá lẫn với môi trường xung quanh, hay con thằn lằn Anolis caroliensis với khả năng đổi màu da giống hệt môi trường xung quanh gần như trở thành phần phần của cành cây.

Những con bọ rùa vàng thường được gọi là bọ vàng vì màu vàng nổi bật. Khả năng thay đổi màu sắc nhanh chóng là một trong những điều đặc biệt của bọ rùa vàng trong gia đình bọ cánh cứng. Khi bị đe dọa, những con rùa bọ vàng sẽ thay đổi màu sắc rực rỡ. Sự thay đổi màu sắc này sẽ xảy ra 2 hoặc 3 phút. Khi bọ rùa vàng thay đổi màu sắc, chúng sẽ giống như một con côn trùng độc. Chúng cũng sẽ gây ngạc nhiên cho các động vật ăn thịt. Do đó, bọ rùa vàng có thể thoát thân bởi sự thay đổi màu sắc nhanh chóng. Rắn rào ngọc bích Boiga jaspidea mặc dù là loài rắn không độc nhưng nó có khả năng bắt chước một số loài rắn độc khi bị đe dọa bằng cách phình to phần đầu ra để hù dọa kẻ thù và phát ra những âm thanh đe dọa để tìm cách lẩn trốn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đánh lừa ở động vật http://animals.howstuffworks.com/mammals/zebra-str... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3348900 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17830957 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22590606 http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nghe-thuat-a... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/soc-tren-min... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/soc-van-o-ng... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/than-lan-dut... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/vi-sao-than-...